Rượu Sake được coi là “quốc tửu” ở xứ Phù Tang, chứa đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc tôn trọng lễ nghi và truyền thống.
Sake là một loại đồ uống truyền thống của Nhật được làm bằng cách lên men gạo, thường dùng trong các nghi lễ cúng tế từ hơn 2000 năm nay. Nguyên liệu chính để làm nên Sake là rượu và nước, trải qua nhiều công đoạn như: mài gạo, nấu, ủ và lên men.
Sake lần đầu tiên được nhắc đến trong quyển Kojiki – một cổ thư về lịch sử của Nhật Bản, viết vào thế kỷ thứ 8. Ngày nay, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, mọi người đều có thể thưởng thức rượu Sake mà chẳng cần phải đích thân lặn lội đến Nhật Bản.
Sake được sản xuất tương tự như cách người ta làm ra bia, tuy nhiên bia được làm từ men của mạch nha để chuyển hóa tinh bột thành đường, trong khi Sake dùng một loại men khác để thực hiện quá trình này.
Các nguyên liệu để sản xuất Sake rất đặc biệt, từ nguồn nước tinh khiết và trong suốt trên thượng nguồn, những ngọn núi, những thác nước, sông, hồ xanh biếc. Người Nhật có câu: “Ở đâu có nguồn nước ngon, ở đó có nhà máy sản xuất rượu Sake”. Đúng thật là đối với việc làm rượu thì nước là một yếu tố vô cùng quan trọng, chất lượng của rượu ảnh hưởng rất nhiều từ nguồn nước và những khoáng chất có trong nó.
Đối với rượu Sake, ngoài nước thì gạo cũng là một phần quan trọng. Những loại gạo được trồng chuyên dụng để sản xuất rượu Sake có tên gọi là Shuzo Kotekimai hay Sakamai. Trước khi nấu rượu, người ta phải mài những hạt gạo này để lấy phần lõi trắng ở giữa chứa hàm lượng tinh bột dồi dào nhất dùng cho việc lên men, đồng thời gạt bỏ đi phần chất béo và protein ở lớp vỏ ngoài.
Sau đó, gạo được mang đi rửa và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định rồi đem nấu thành cơm. Quy trình tiếp theo là để cơm lên men với một loại vi nấm có tên là Koji trong thời gian từ 35 – 48 giờ, khiến tinh bột bị phân hủy và chuyển hóa thành đường.
Nhiệt độ và độ ẩm trong hầm nấu rượu sẽ được theo dõi điều chỉnh liên tục 3 – 4 một lần để cho ra một mẻ rượu thơm ngon, chuẩn vị.
Công đoạn tiếp theo là thúc đẩy quá trình lên men để tăng thêm hương vị cho rượu:
Hoàn tất quá trình trên, rượu Sake thô sẽ được ép chia thành hai loại: rượu Seishu trắng trong và rượu Sakeasu trắng có bã. Tùy theo hãng sản xuất mà rượu sẽ được lọc qua một loại than bột tinh chế hoặc không lọc để giữ nguyên hương vị tự nhiên vốn có.
Cuối cùng, những bình rượu Sake được mang đi ủ trong một thời gian nhất định trước khi đem đi xuất khẩu khắp nơi trên thế giới.
Không ai biết chắc về nguồn gốc của Sake nhưng một số nhà nghiên cứu lịch sử ẩm thực cho rằng món đồ uống này được ủ từ những năm 300 trước Công Nguyên, một vài thế kỷ sau nền văn minh lúa nước xuất hiện tại Nhật Bản.
Người Nhật thời xa xưa nhai cơm, hạt kê và hạt dẻ rồi nhổ vào một chiếc bình lớn, cho tới khi họ phát hiện ra men và enzyme nấm có thể thay thế nước bọt thì cách ủ Sake mới được hình thành và cải tiến qua nhiều thế kỷ.
Rượu Sake là một phần trong nghi lễ cổ xưa, được dùng để tẩy trần trong các đền thờ. Người Nhật cho rằng uống Sake đem lại cảm giác đặc biệt như đang được dịch chuyển đến một thế giới khác, thoát tục và tâm hồn thanh thản.
Theo truyền thống ở Nhật, người ta dùng rượu Sake để ăn mừng trong các dịp lễ hội, ngày mùa cùng các nghi thức cúng tế, dâng hiến cho thần linh. Vì vậy có thể nói đây là một loại rượu mang đậm tính tâm linh gắn liền với cuộc sống của người dân xứ hoa anh đào.
Tùy vào loại gạo và nguồn nước mà rượu Sake sẽ có hương vị khác nhau, chưa kể có vô số hãng sản xuất rượu Sake lại cho ra nhiều sản phẩm đa dạng trên thị trường. Dưới đây là 4 loại Sake Nhật Bản tiêu biểu nhất:
Sake có thể uống lạnh, hâm nóng, ở nhiệt độ thường hoặc thêm đá. Thông thường sẽ dùng nhiệt theo kiểu trái mùa, đông hâm nóng còn hạ uống lạnh. Sake nóng được đựng trong các bình gốm nhỏ tên là Tokkuri và dùng chén nhỏ gọi là Choko.
Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh. Người ta còn phân biệt Sake nữ, loại rượu làm bằng nước mềm, có vị dịu và Sake nam, loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và magie, vị hơi đắng.
Để thưởng thức Sake đúng cách nhất, bạn hãy nhấp một ít rượu, để rượu tan trong lưỡi rồi miệng, sau đó thở lên bằng mũi thật chậm và cuối cùng là nuốt xuống để cảm nhận toàn bộ hương vị của rượu.
Sake phải được bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời và thường phải uống trong vòng 1 năm sau khi được đóng chai để có thể tận hưởng tối đa sự tinh khiết.
Quy tắc uống rượu Sake cũng khá phức tạp, có một số điều luật thép mà bạn không nên phạm phải, nhất là khi bạn có dịp uống rượu Sake với một người Nhật Bản chân chính.
Thứ nhất, bạn không bao giờ tự rót rượu cho bản thân, mà phải rót rượu cho những người uống cùng bạn trước. Nếu có người muốn rót rượu cho bạn thì bạn phải nâng ly bằng hai tay và tiếp nhận, uống một ngụm trước khi đặt ly xuống bàn.
Thứ hai, nếu như vị host người Nhật vẫn còn đang uống và họ có ý định mời bạn một ly thì bạn không nên từ chối. Nếu như muốn báo hiệu rằng bạn đã uống đủ thì hãy lật úp ly rượu của bạn lại.
Rượu Sake và rượu vang đều là thức uống có cồn được lên men, không qua chưng cất và mang nét văn hóa đặc trưng riêng của mỗi quốc gia. Chất lượng của hai loại rượu này đều phụ thuộc vào các nguyên liệu sản xuất như: nước, chất lượng men, điều kiện thời tiết trong quá trình ủ, nhiệt độ ủ, tay nghề của người ủ rượu…
Ngoài những điểm chung vừa kể trên, Sake và vang có những điểm khác biệt sau đây:
(Sưu tầm)